KIẾM CUNG ĐẠO

 

KIẾM CUNG ĐẠO
ĐẠI-VIỆT

 


 

Kiếm-Đạo Đại-Việt
越劍道


       

       Quan-Chiêm Tâm-Linh


       Ngoài việc sử-dụng trong Chiến-tranh, Kiếm còn được sử-dụng về Biểu-tượng như :

       1) - Biểu-tượng Quyền-hành trong Quốc-gia ; đó là Phương Thượng Bảo Kiếm ( 芳 上 寶 劍 ) mà Vua ban cho Quan Đại-Thần được phép « Tiền Trảm Hậu Tấu ».

       2) - Biểu-tượng Tước-vị trong Triều-đình ; đó là tùy theo Phẩm-bậc, mà Kiếm và Võ Kiếm đuợc cẩn nạm khác nhau về đá quí và bạc vàng.

       3) - Biểu-tượng Giai-cấp trong Xả-hội ; đó là Kiếm của thế-gia Hoc-sĩ.

       4) - Biểu-tượng Huyền-năng trong Pháp-thuật ; đó là những thanh Kiếm của Đạo-Gia có khả năng trừ Ma giết Quỉ, tàng-hình, cách-không trảm-thủ.




Thanh Kiếm Minh-Triết (Shes Rabralgri).

- Phật-Giáo Kim-Cương Thừa - Vajrayana - Ấn-Độ -

(Tín-dụng Ảnh : exoticindiaart.com)

 

        Chính những Biểu-tượng đan-cử trên đây dẫn lối cho « Kiếm-Sĩ », tiến sang lãnh-vực « Tâm-Linh », nhiên-hậu trải-nghiệm sống quan-niệm Kiếm-Khí (劍 氣) trong « Kiếm-Đạo ».  

        Bởi thế cho nên, Môn-Sinh muốn tìm về học Kiếm-Pháp (劍 法) Đại-Việt phải cần được có người đã và đang thực-hành dạy cho Phương-Thức Tập-Trung Ba Báu Linh Tinh-Khí-Thần trước tiên đặng được khai-minh quan-điểm về Kiếm-Khí (劍 氣).

         Nguyên-tắc hành-động của Kiếm-Khí (劍 氣) trong « Kiếm-Đạo Đại-Việt ».là :

« Súc-tích Khí, ngưng-đọng Thần, thì Kiếm-Khí vọt bay »
(Tụ Khí Ngưng Thần Kiếm-Khí Phi
- 聚 氣 凝 神 劍 氣 飛).


         « Súc tích », có nghĩa "Tích ít thành nhiều" gọi là «Tụ 聚».
         « Ngưng Đọng », có nghĩa "Chất lỏng đọng lại" gọi là « Ngưng 凝 ».
         Tại sao Thần lại được xem như một "Thể-chất Lỏng " ? - Bởi vì Thần do từ Khí hóa thành, mà Khí thuộc về "Thể-chất Lỏng " ; còn Khí lại từ Tinh thăng-hóa nên, mà Tinh lại bắt nguồn từ " Thận-Thủy 腎水" cũng thuộc về "Thể-chất Lỏng ".

            Như phần trên đã nói, Kiếm-Thuật thuộc về KHÍ, cho nên trong Kiếm-Pháp vẫn thường sử-dụng Ấn Khí-Quyết Prâna-Mûdra làm Kiếm-Quyết (nhưng rất hiếm khi dùng Ấn Giải-Khí-Quyết Apana-Mûdra).
            Vì lẽ Đại ĐẠO trong Càn-Khôn Vũ-Trụ luôn luôn vận-dụng " Prâna " - tức là Thanh-Khí-Điễn - để nuôi-dưỡng muôn loài vạn-vật, cho nên trong Kiếm-Pháp vẫn thường tàng-ẫn phần Đạo-Pháp trong Kiếm-Đạo xuyên qua Ấn-Quyết Kiếm-Khí « Prâna-Mûdra ».

Ấn Khí-Quyết « Prâna Mûdra »

(Tín-dụng Ảnh : mavcure.com)

 

Ấn Giải-Khí-Quyết « Apana Mûdra »

(Tín-dụng Ảnh : ldinamoni.blogspot.com)

 

            Ngoài ra, trong Kiếm-Pháp của Đại-Việt dùng trong chiến-trận thì không sử-dụng hai Ấn-Quyết nói trên mà sử-dụng Ấn-Quyết Pataka Mudra, nghĩa là Kỳ-Ấn 旗 印. Thật vậy, các Lão Tiền-Bối Võ-Sư Việt-Nam như Kiếm-Sư Phi-Sơn Hải, Sư-Trưởng Phạm-Thi, Sư-Trưởng Ba-Phong, Sư-Trưởng Lâm Ngọc Phú, ... đều chỉ sử-dụng « Kì-Ấn 旗 印 - Pataka Mudra » trong Kiếm-Pháp.

            « Kì-Ấn 旗 印 - Pâtaka Mudra » này còn được gọi là Đại-Ấn Chưởng (Maha Hasta Mudra), rất thường được sử-dụng trong môn Binh-Khí Cán Dài (Mâu-Pháp, Siêu-Đao-Pháp, Kích-Pháp, ...).

 

« Pâtaka Mûdra - Kỳ-Ấn 旗 印 »
( Maha Hasta Mudra - Đại-Ấn Chưởng 大 印 掌 )
.

(Tín-dụng Ảnh : Sanjana)

 

 

 

« Pâtaka Mûdra - Kỳ-Ấn 旗 印 », sử-dụng trong Mâu-Pháp,
còn được gọi là « Đại-Ấn Chưởng 大 印 掌 ».

(Tín-dụng Ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)

 

 

 

       Quan-Chiêm Vật-Thể

       Thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN), nghệ-thuật rèn đúc Kiếm đã đến mức vô-tiền khoáng-hậu ở Đông-phương và tỏa rộng sự chi-phối đến tất-cả những nước lân-cận đồng văn-hóa, nghĩa là Nhật-Bản, Việt-Nam, Đại-HànTây-Tạng.

       Đặc-điểm thanh Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG là thân Kiếm thẳng có một bề bén với hai sống dọc ngang (một sống mỗi bên) gọi là Tích ((脊), nằm xa phía cạnh bén, nghĩa là nằm gần phía sống lưng Kiếm (người Nhật gọi đó là "Shinogi Zukuri") ; cho nên loại Kiếm thời Nhà ĐƯỜNG này không nặng bằng loại Kiếm thời Nhà TÙY và trở nên dễ-dàng huy-động hơn.

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, một Cạnh Bén,
thời Nhà ĐƯỜNG » (618~907 CN),
thủy-tổ của Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Shinogi Zukuri Tachi »
và « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT », một bề bén, mũi vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒).

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)


 

Hình vẽ « Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT »
trong tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp
« Cuộc Tử Vì Đạo của Đức-Cha Pierre Dumoulin-Borie (Phêrô Cao) năm 1838 »
(Thời Hoàng-Đế Minh-Mạng 1820~1841)

« Trường Kiếm ĐẠI-VIỆT » một cạnh bén, mũi vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒)
(Thế-Kỷ 15~19).
(Phục-dựng bởi Michel Souquet theo tài-liệu lịch-sử của Thư-Viện Quốc-Gia Pháp)


Lưỡi « Song-Kiếm Thép », một cạnh bén,
có mũi kiếm vếch (Câu-Kiếm-Phong 鉤 劍 鋒),
với Tiền-Hộ-Chắn (Ricasso) hình chữ " V ", đặc-thù của Đại-Việt.

(Tín-dụng ảnh : Bình-Định Sa-Long-Cương France)

        Về sau, thời Nhà ĐƯỜNG còn sáng chế thêm một loại Kiếm thẳng có hai cạnh bén, một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃).

« Trường Kiếm » bằng Thép quán-cương, hai cạnh bén (Hạ-Nhận và Thượng-Nhận),
Thời Nhà ĐƯỜNG (618~907 CN),
thủy-tổ của hai loại Kiếm NHẬT-BẢN gọi là « Moroha Zukuri Tsurugi »
và « Kissaki Moroha Zukuri Tachi - "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" ».

(Tín-dụng ảnh : Thomas CHEN)

            Thanh Kiếm Lưỡi Cong « Kissaki Moroha Zukuri Tachi - "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" » của Nhật-Bản với một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃) và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃) là một chứng-cớ hùng-hồn sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng hai cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN).

 

Kiếm Lưỡi Cong Nhật-Bản « Kissaki Moroha Zukuri Tachi »
- mang biệt-danh "Kogarasu Maru - 小烏丸 Tiểu Ô-Hoàn" -
(Thanh Gươm này đã từng là sỡ-hữu của Hoàng-Đế Kammu 781~ 806 CN).

            

            Về sau, Loại Kiếm Cong tiến-hóa thành Loại Gươm-Đao, có một cạnh bén. Nó dẫn-chứng hiển-nhiên sự thọ-hưởng chi-phối của loại Kiếm Thẳng một cạnh bén từ thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN), và gồm có hai thứ, một thứ dùng theo Song-Thủ Kiếm và một thứ dùng theo Đơn-Thủ Kiếm :


       1) Thứ Gươm dùng theo « Song-Thủ Kiếm » :

       Đây là loại Kiếm Cong đã được người Nhật-Bản đưa lên mức tuyệt-đỉnh của nghệ thuật đúc rèn Kiếm, tương-đương với thời Nhà ĐƯỜNG (TANG 618~907 CN).

 

« Gươm-Katana » của NHẬT-BẢN dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thời-Đại YOSHINO - Thế Kỷ 14

 

« Trường-Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng Ảnh : Nguyễn Ngọc Phưong-Đông)

 

« Trường-Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Song-Thủ Kiếm
Thế-Kỷ 18~19.

 

Ngự-Lâm Quân cầm Trường-Gươm (dùng theo Song-Thủ Kiếm)
Triều Nhà NGUYỄN (1802-1945)

 


       2) Thứ Gươm dùng theo « Đơn-Thủ Kiếm » :

       Đây là loại Kiếm Cong được thông-dụng nhất trên thế-giới. Loại « Gươm » này còn được gọi là « Đao » bên Trung-Hoa và được gọi là « Sabre » bên Âu-châu.

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ Kiếm
Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

 

« Gươm ĐẠI-VIỆT » dùng theo Đơn-Thủ Kiếm
với một cạnh bén dài nằm về phía lưỡi Kiếm gọi là Hạ-nhận (下 刃)
và một cạnh bén ngắn đằng mũi Kiếm, về phía sống lưng Kiếm, gọi là Thượng-nhận (上 刃).

Đại-Việt - Thế-Kỷ 18~19.

(Tín-dụng ảnh : Gavin Nugent, swordsantiqueweapons.com)

       


       Quan-Chiêm Kỹ-Thuật


       Kiếm-thuật cũng như Quyền-Thuật trong Võ-Thuật Cổ-Truyền Đại-Việt, đều dựa trên nguyên-tắc « khứ vu tồn thanh 去 蕪 存 清 », « san phồn tựu giản 删 繁 就 簡 », lọc bỏ cái phiền-phức mà dùng cái giản-tiện và đã được Tiền-nhân nung-dúc ngoài trận-mạc thủa xưa, đặng lấy Ít chống Đông, theo Võ-lý « dĩ Đoản khắc Trường - dĩ Nhu chế Cương ».
        Vì thế, cho nên Kiếm-thuật cổ-truyền Bình-Định Việt-Nam chỉ hoán-dụng 12 cách thật-dụng Kiếm ngoài chiến-trận :

01. Đâm - Thích ()
02. Chém - Khảm (),
03. Vót - Ngoan (),
04. Gọt - (Tước 削), (𠞡),
05. Giủa - Thác (),
06. Vuốt - Loát ().
07. Thoát - Thoát (),
08. Nâng - Đề (),
09. Đè - Bằng (),
10. Bọc - Bao (),
11. Lật - Đảo (),
12. Dìm - Trầm ().

        

      Với 12 cách sử-dụng Kiếm đan-cử trên đây cùng lối áp-dụng đặc-thù của Võ-Trận Việt-tộc để lấy Chậm thắng Nhanh theo nguyên-lý « dĩ Tịnh trị Động », Kiếm-thuật Đại-Việt kết-tinh « Trạm-Kiếm - 站 劍 » và « Hành-Kiếm - 行 劍 » làm thành chỉ một Nghệ-Thuật sử dụng Kiếm, đó là « Tác-Dụng Kiếm - 作 用 劍 ».

 

 

(Còn tiếp theo...)

Copyright © 2004 - 2019 by ACFDV - All rights reserved.